Oinvoice
Doanh Nghiệp Của Bạn Thuộc Loại Hình Doanh Nghiệp Nào?

Doanh Nghiệp Của Bạn Thuộc Loại Hình Doanh Nghiệp Nào?

ĐỊNH NGHĨA VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

Theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2009. doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể như được thể hiện ở bảng 1.

Bảng 1: Qui định về doanh nghiệp nhỏ và vừa theo luật tại Việt Nam

Quy mô

Khu vực

Doanh nghiệp siêu nhỏ

Doanh nghiệp nhỏ

Doanh nghiệp vừa

Số lao động

Tổng nguồn vốn

Số lao động

Tổng nguồn vốn

Số lao động

Nông, lâm nghiệp và thủy sản

10 người trở xuống

20 tỷ đồng trở xuống

từ trên 10

người đến 200 người

từ trên 20 tỷ đồng đến

100 tỷ đồng

từ trên 200

người đến 300 người

Công nghiệp và xây dựng

10 người trở xuống

20 tỷ đồng trở xuống

từ trên 10

người đến 200 người

từ trên 20 tỷ đồng đến

100 tỷ đồng

từ trên 200

người đến 300 người

Thương mại và

dịch vụ

10 người trở xuống

10 tỷ đồng trở xuống

từ trên 10

người đến

50 người

từ trên 10 tỷ

đồng đến 50 tỷ đồng

từ trên 50

người đến 100 người

Nếu theo qui định trên thì doanh nghiệp bao gồm có 3 loại: Doanh nghiệp siêu nhỏ là các hộ kinh doanh[1], hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và các kinh doanh ngành nghề có điều kiện theo Nghị định 78/2015 của chính phủ chỉ cần dưới 10 lao động, và không xác định theo tiêu chí vốn; còn doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa là các doanh nghiệp[2] đăng ký kinh doanh theo Luật doanh nghiệp năm 2014, hợp tác xã kinh doanh và dịch vụ [3] theo Luật hợp tác xã năm 2012 gồm có 2 tiêu chí: 1) có trên 10 lao động và dưới 100 lao động đối với ngành dịch vụ, dưới 300 lao động đối với các ngành khác; và 2) vốn dưới 50 tỷ đồng cho ngành dịch vụ và 100 tỷ đồng cho các ngành còn lại.

Theo quan điểm kinh tế học, doanh nghiệp là các tổ chức hoặc cá nhân hoặc hộ gia đình có các hoạt động kinh tế trong điều kiện tồn tại nền kinh tế hàng hoá, gồm tổng thể những phương pháp, hình thức và phương tiện mà chủ thể kinh tế sử dụng để thực hiện các hoạt động kinh tế của mình (bao gồm quá trình đầu tư, sản xuất, vận tải, thương mại, dịch vụ...) trên cơ sở vận dụng quy luật giá trị cùng với các quy luật khác, nhằm đạt mục tiêu vốn sinh lời cao nhất[4].

Theo quan điểm rộng hơn như trên, doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể gồm các hộ nông dân, hộ tiểu thủ công nghiệp, thậm chí những người mua bán hàng rong. Tuy nhiên, do nghiên cứu nhằm đến đối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa làm sao để những chính sách của chính phủ có thể tác động được và làm thế nào các cơ quan quản lý Nhà nước có thể kiểm soát được đối tượng này. Nên theo nhóm nghiên cứu, doanh nghiệp nhỏ và vừa là các doanh nghiệp thỏa mãn các tiêu chí nêu ở bảng 1 và bao gồm các loại hình doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể hoặc gia đình có đăng ký kinh doanh tại cấp huyện; và các hợp tác xã công nghiệp và dịch vụ, không bao gồm các hợp tác xã nông nghiệp.

[1] Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện. (Nghị định số 78/2015/NĐ-CP)

[2] Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh (Luật doanh nghiệp 2014)

[3] Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã. (Luật hợp tác xã năm 2012)

[4] https://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_doanh


Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH ĐẠI LÝ THUẾ MIỀN BẮC

Địa chỉ:      Số 20 Lê Lợi, Ngô Quyền, Hải Phòng
Email:      hotro@thuemienbac.vn
Điện thoại:      0225.3.686.954
Website:      http://thuemienbac.vn